Bảng đơn vị đo độ dài chi tiết và cách quy đổi các đơn vị

0
13194

Ở chương trình tiểu học chúng ta đã được học về các đơn vị đo độ dài. Chính xác thì các kiến thức này được giảng dạy ở Toán lớp 3 của Tiểu Học. Thường thì chúng ta hay sử dụng kilomet, met, centimet, milimet…còn một số đơn vị đo độ dài khác ít được nhắc đến trong việc đo độ dài. Vậy các đơn vị đo độ dài bao gồm những đơn vị nào và cách quy đổi các đơn vị ra sao, thì các bạn hãy cùng đến với nội dung dưới đây. Chúng tôi sẽ nhắc lại các kiến thức để chúng ta cùng nhớ lại nhé!

Các khái niệm về đơn vị đo độ dài

  • Đơn vị là gì? 

Đơn vị chính là đại lượng để đo lường, chúng được áp dụng để tính toán trong nhiều môn học như toán, lý, hoá…và cả cuộc sống hằng ngày. 

  • Độ dài là gì?

Độ dài là khoảng cách tính từ một điểm nay cho đến một điểm khác. Chính xác hơn là chúng ta tập hợp các điểm xếp liên tiếp với nhau không bị ngắt quãng hay đứt đoạn.

  • Đơn vị đo độ dài là gì?

Đơn vị đo độ dài là đại lượng để sử dụng miêu tả, biểu diễn khoảng cách giữa hai điểm đã được xác định. Qua đó chúng ta có thể so sánh độ ngắn dài các khoảng cách với nhau.

Đơn vị đo chiều dài là đơn vị đo lường rất quan trọng

Ví dụ:

  • Một sợi dây dài 30 centimet (cm). Thì 30 là độ dài, còn “cm” chính là đơn vị dùng để đo độ dài.
  • Quãng đường từ nhà đến trường là 2 kilomet (km). Thì 2 là độ dài, còn “km” chính là đơn vị dùng để đo độ dài của quãng đường đó.

bang-don-vi-do-do-dai

Các đơn vị đo độ dài thường gặp

Hiện nay có rất nhiều đơn vị đo độ dài. Cụ thể thì trong hệ đo lường của nước Anh, nước Mỹ và các nước sử dụng tiếng Anh có dùng các đơn vị đo như feet,

 inch, yard, sải, hải lý, dặm Anh, fathom, năm ánh sáng….

Tuy nhiên trong bài này chúng ta chỉ nhắc tới các đơn vị đo chiều dài mà chúng ta thường thấy và thường xuyên sử dụng là: Km, hm, dam, m, dm, cm, mm.

  • Ki-lô-mét => Viết tắt là km.
  • Héc-tô-mét =>Viết tắt là hm.
  • Đề-ca-mét => Viết tắt là dam.
  • Mét là đơn => Viết tắt là m.
  • Đề-xi-mét => Viết tắt là dm.
  • Xen-xi-mét => Viết tắt là cm.
  • Mi-ni-mét => Viết tắt là mm.

cach-doi-don-vi-do-do-dai

Bảng đơn vị đo độ dài

Lớn hơn mét Mét Nhỏ hơn mét
Kilomet
km hm dam m dm cm mm
1 km

= 10 hm

= 1000 m

1 hm

= 10 dam

= 100 m

1 dam 

= 10 m

1m

=10 dm

=100 cm

1 dm

= 10 cm

= 100 mm

1 cm

= 10 mm

1 mm

Bảng đơn vị đo độ dài lớp 3

Xem thêm:

Cách đổi đơn vị đo độ dài

Để có thể đổi được đơn vị đo độ dài chính xác thì bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị lớn sang đơn vị bé mà liền kề nhau thì chỉ cần nhân số đó với 10. 

Ví dụ:

Đổi 2 km = bao nhiêu hm? => Đáp án: 2 km = 2×10 =20 dm

Đổi 6 dam = bao nhiêu m? => Đáp án: 6 dam = 6×10 =60 m

  • Khi đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị bé sang đơn vị lớn mà liền kề nhau thì chỉ cần lấy số đó chia cho 10.

Ví dụ: 

Đổi 10mm = bao nhiêu cm? => Đáp án: 10 mm=10/10 = 1cm

Đổi 5dm = bao nhiêu m? => Đáp án: 5dm = 5/10 =0.5 m

=> Tức là mỗi đơn vị đo độ dài đứng liền kề nhau thì sẽ gấp hoặc kém nhau 10 lần. Vậy nên bạn cần phải học thuộc lòng bảng đơn vị đo độ dài để có thể tính toán, quy đổi giữa các don vị để được đúng nhất.

Hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn có thể nắm được tất cả các đơn vị đo độ dài và cách chuyển đổi chúng một cách chính xác nhất. Đừng quên ghi nhớ bảng đơn vị đo độ dài để có thể áp dụng giải bài tập hoặc áp dụng vào thực tế trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta nhé các bạn!