Câu ghép là gì, Phân biệt 5 loại câu ghép (bài tâp, ví dụ)

0
1828

Trong Tiếng Việt để có thể diễn đạt một câu theo một ý trọn vẹn, thì cần phải sử dụng câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, hoặc thêm cả trạng ngữ… Ngoài ra cũng có thể sử dụng câu ghép để diễn giải câu thoại, lời văn của mình thêm xúc tích. Vậy câu ghép là gì? Soạn câu ghép cần điều kiện gì? Hay cách nối câu ghép như thế nào cho hợp lý nhất? Tất cả những kiến thức này sẽ được nhắc lại trong nội dung dưới đây.

1. Tìm hiểu câu ghép

a. Khái niệm

Có khá nhiều định nghĩa và khái niệm về câu ghép là gì? Để hiểu một cách đơn giản thì câu ghép chính là câu do nhiều vế câu ghép lại với nhau. Hay nói một cách khác là câu ghép được tạo nên từ câu đơn có nghĩa (đầy đủ chủ vị) và có mối quan hệ với các câu khác.

câu ghép là gì

  • Đặc điểm của câu ghép

– Câu ghép giúp chúng ta diễn đạt các ý muốn nói, muốn viết sao cho rõ ràng, trọn vẹn, không lan man và rối rắm.

– Câu ghép giúp tóm tắt vấn đề một cách dễ dàng, hiệu quả cao trong diễn đạt văn và người nghe dễ hiểu.

– Câu ghép được tạo thành từ 2 hoặc nhiều câu đơn lại với nhau thông qua các từ nối như và, nhưng, mà, song, hoặc….

Ví dụ về câu ghép

  • Trời mưa càng lúc càng to, khiến nước trong hồ dâng lên.
  • Hôm nay mẹ bận việc nên em tự đi học một mình.

2. Phân biệt 5 loại câu ghép

Tùy vào mỗi hoạt cảnh, cách nói, hay cách soạn bài câu ghép, thì ta có thể chia câu ghép thành 5 loại như sau: 

a. Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ là gì? Đó là câu ghép khi mà các vế trong câu được ghép lại với nhau có mệnh đề chính và mệnh đề phụ. Các mệnh đề phụ thuộc và có mối quan hệ bổ sung với nhau. 

Các mối quan hệ chính phụ trong câu ghép thương là quan hệ chỉ nguyên nhân, mục đích, kết quả, điều kiện…

Ví dụ về câu ghép chính phụ

  • Vì Nam mải chơi nên bài kiểm tra bị điểm kém.
  • Bé Hoa cười rất tươi vì bé được mẹ mua cho váy mới.

soạn bài các loại câu ghép

b. Câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập là gì? Đây là loại câu ghép trong đó các vế được ghép lại với nhau hoàn toàn không phụ thuộc vào nhau. Hay nói cách khác là chúng có mối quan hệ ngang hàng, ít đồng nhất với nhau. Loại câu ghép đẳng lập này còn được chia làm nhiều loại khác nhau như:

  • Câu ghép đẳng lập quan hệ liệt kê: Là câu ghép trong đó các vế có tính chất cùng loại với nhau. Chủ yếu sử dụng từ liên kết “và” khi nối câu.

Ví dụ: Cây xoài này cho trái rất to và trái thường rất ngọt.

  • Câu ghép đẳng lập quan hệ lựa chọn: Mỗi vế trong câu sẽ thể hiện trình bày một ý riêng. Biểu hiện mối quan hệ lựa chọn. Từ nối thường được sử dụng là từ “hay”, “hoặc”.

Ví dụ: Hôm nay mẹ nấu cơm hoặc tôi nấu cơm.

  • Câu ghép đẳng lập quan hệ nối tiếp: Là câu ghép mà các vế nối với nhau với mối quan hệ liệt kê theo một trật tự nhất định. Thường các vế nối với nhau sẽ sử dụng từ “và”, “thì”.

Ví dụ: Tôi vừa bước xuống xe bus thì người khác lại bước lên xe.

  • Câu ghép đẳng lập quan hệ đối chiếu: Các vế trong câu ghép sẽ có mối quan hệ tương phản, đối ứng với nhau. Thường sử dụng từ “nhưng”, “mà”, “song” để nối câu.

Ví dụ: Tuy nhà Nam rất xa trường nhưng cậu ấy luôn đi học đúng giờ.

c. Câu ghép hỗn hợp

Câu ghép hỗn hợp là dạng câu ghép được tạo thành từ câu ghép chính phụ với câu ghép đẳng lập.

Ví dụ: Khoa được chọn đi thi học sinh giỏi, thầy cô đều rất hài lòng vì đây là cơ hội để Khoa thể hiện năng lực của bản thân.

d. Câu ghép hô ứng 

Câu ghép hô ứng hay là câu ghép qua lại. Đây là loại câu ghép với các vế sẽ có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ, khó có thể tách riêng ra thành câu đơn. 

Cách nối các vế câu ghép hô ứng thì ta thường sử dụng các cặp từ như: “chưa….đã”, “vừa….vừa”, “mới….đã”, “càng…càng”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”

Ví dụ: 

  • Tôi vừa nấu cơm vừa nghe nhạc.
  • Gió thổi lớn bao nhiêu, lốc càng lớn bấy nhiêu.

e. Câu ghép chuỗi

Câu ghép chuối được tạo nên khi các vế trong câu có mối quan hệ với nhau và không sử dụng từ nối. Thường dùng các dấu câu để ngăn cách các vế như: dấu phẩy, dấu hai chấm.

Ví dụ: Đàn bò gặm cỏ, chim hót trên cành, diều bay trên trời, một khung cảnh quê hương thật bình yên.

3. Cách nối các vế câu ghép

Phía trên đã nhắc cho các em biết thế nào là câu ghép và các loại câu ghép thường gặp. Trong quá trình làm bài tập, để soạn bài câu ghép sao cho hợp lý, đúng nghĩa thì ta cần lưu ý về cách nối các vế trong câu ghép như thế nào. Dưới đây sẽ là một số cách nối các vế câu ghép thường thấy nhất.

  • Nối trực tiếp: Sử dụng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy để nối.
  • Nối bằng các cặp hô ứng: “chưa….đã”, “vừa….vừa”, “mới….đã”, “càng…càng”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”
  • Nối bằng các từ: và, thì, hay, hoặc, nhưng, nên, bởi, vì…
  • Nối bằng cặp quan hệ từ: “Vì…nên”, “không những…mà còn”, “tuy…nhưng”, “chẳng những…mà còn”

4. Các dạng bài tập về câu ghép

Để nắm chắc kiến thức chúng ta hãy cùng giải một số dạng bài tập về câu ghép thường gặp như sau.

Bài tập 1: Hãy soạn câu ghép sử dụng các cặp quan hệ từ để nối câu ghép sau:

  1. Vì….nên….
  2. Không những….mà còn…..
  3. Tuy….nhưng….

Đáp án: 

  1. Vì Hoàng đi học trễ nên bị cô giáo phạt
  2. Không những trời đổ cơn mưa lớn như trút nước mà còn sấm chớp đùng đùng.
  3. Tuy đường đi rất xa nhưng Lan vẫn chăm chỉ đến trường.

Bài tập 2: Đặt câu ghép theo mô hình 

  1. C – V từ nối  C – V
  2. Từ nối  C – V   từ nối C – V.

Lời giải: 

  1. Hoa hồng nở rộ và nó đỏ tươi thắm
  2. Mặc dù nhà không có điện nhưng tôi vẫn thắp nến học bài.

Bài tập 3: Hãy chỉ ra các từ hoặc cặp từ được sử dụng để nối câu ghép.

  1. Vì trời nắng to nên mẹ tôi bị say nắng.
  2. Nam đạt được điểm cao vì cậu ấy học rất chăm chỉ.
  3. Trời mưa rất to nên Hoa không thể đến trường.
  4. Mặc dù nhà Quân nghèo nhưng cậu ấy học rất giỏi.
  5. Tuy mẹ không cho Nam đi chơi nhưng cậu ấy vẫn trốn đi.

Đáp án: Các từ hoặc cặp từ được sử dụng để nối câu ghép được gạch chân.

  1. trời nắng to nên mẹ tôi bị say nắng.
  2. Nam đạt được điểm cao cậu ấy học rất chăm chỉ.
  3. Trời mưa rất to nên Hoa không thể đến trường.
  4. Mặc dù nhà Quân nghèo nhưng cậu ấy học rất giỏi.
  5. Tuy mẹ không cho Nam đi chơi nhưng cậu ấy vẫn trốn đi.