Động từ là gì? Phân loại, chức năng và vị trí của động từ

0
2543

Động từ là từ được sử dụng phổ biến trong giao tiếp khi nói hoặc trong diễn đạt văn viết. Trong nội dung bài viết này, các bạn cùng chúng tôi ôn tập lại các kiến thức về động từ là gì tiếng việt lớp 4? Bên cạnh đó sẽ tìm hiểu cách phân loại, chức năng và vị trí của động từ như thế nào nhé!

Động từ và cụm động từ

a. Khái niệm về động từ

Động từ là gì? Động từ là những từ chỉ, hoạt động, trạng thái của sự vật, các hiện tượng, con người. Các trạng thái chỉ hoạt động bao gồm cả trạng thái vật lý, tâm lý và sinh lý. Có thể hiểu một cách khác dễ dàng hơn thì động từ là những những từ chỉ chuyển động, di chuyển, thay đổi của sự vật, con người.

động từ là gì

Ví dụ về động từ: Chạy, nhảy, cười, nói, múa, đá, đứng, hát, buồn, lo, ghét, yêu, giận, hờn…

b. Khái niệm về cụm động từ

Cụm động từ là gì? Cụm động từ là những từ được hình thành từ động từ cùng với từ liên quan đi cùng. Đặc điểm của cụm động từ là có ý nghĩa đầy đủ và cấu tạo phức tạp hơn động từ. Song về nhiệm vụ và chức năng của động từ và cụm động từ không có gì khác nhau.

Cụm động từ được tách thành 3 phần chính: Phần phía trước – phần trung tâm – phần sau cùng.

Ví dụ về cụm động từ: 

  • Các em nhỏ đang nô đùa vui chơi dưới ánh trăng đêm trung thu.

Trong câu trên phần cụm động từ là “đang nô đùa vui chơi dưới ánh trăng đêm trung thu”. Trong đó:

  • Phần trước: “đang”
  • Phần trung tâm: “nô đùa vui chơi”
  • Phần sau: “dưới ánh trăng đêm trung thu”

Chức năng và vị trí của động từ

Sau khi biết động từ có nghĩa là gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu về chức năng và vị trí của chúng. Bởi hầu như trong giao tiếp hằng ngày, trong bất cứ câu đơn, câu ghép nào, hầu hết đều có xuất hiện của động từ. Như vậy chắc chắn động từ có vai trò rất quan trọng. Cụ thể bao gồm như sau:

  • Chức năng chính của động từ là bổ sung ý nghĩa cho danh từ và làm vị ngữ trong câu. Giúp bổ nghĩa cho các danh từ, tính từ trước và sau nó.
  • Động từ giúp câu nói, câu văn có ý nghĩa đa dạng, dễ hiểu hơn.
  • Dùng động từ có thể nhấn mạnh cho nội dung câu, giúp câu hoàn thiện.
  • Động từ có thể kết hợp với tính từ hoặc các từ khác để tạo thành cụm động từ.
  • Trong một vài tình huống thì động từ có thể ở vị trí chủ ngữ, trạng ngữ hoặc định ngữ trong câu.

Phân loại động từ 

Khi học về kiến thức động từ lớp 4 thì có đề cập đến việc phân loại động từ. Và được chia thành 4 loại chính với các đặc điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết phân loại động từ như sau:

a. Động từ chỉ hoạt động

Thế nào là động từ chỉ hoạt động? Là loại từ dùng để chỉ, để mô tả tất cả các hoạt động liên quan đến việc di chuyển của sự vật, con người, hiện tượng, động vật…

Ví dụ: Chơi, bơi, nhảy, hát, la, mắng, rơi…

b. Động từ chỉ trạng thái

Động từ chỉ trạng thái là những động từ để chỉ, mô tả các cảm xúc, tình thái, suy nghĩ của con người, sự vật hay các hiện tượng khác.

Ví dụ: Buồn, vui, ghét, giận, dỗi…

Trong động từ tình thái còn được chia thành nhiều loại khác nhau như:

  • Động từ chỉ trạng thái tồn tại: Chỉ sự hiện diện của sự vật sự việc mà có thể quan sát bằng mắt thấy, tai nghe. Thường dùng các từ như “còn, có, hết, thiếu, đủ, mất….”

Ví dụ: Lan một chiếc cặp mới

  • Động từ chỉ trạng thái biến hóa: Biến vật này thành vật khác hay biến trạng thái này thành trạng thái khác. Thường dùng các từ như “trở nên, thành, hóa, biến đổi, thay đổi…”

Ví dụ: Cái Lan bỗng trở nên xinh đẹp

  • Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: Nghĩa ở đây là cho và nhận. Các từ hay sử dụng chẳng hạn như “phải, bị, được, chịu, còn, mất…”

Ví dụ: Nam được đi thi học sinh giỏi

  • Động từ chỉ trạng thái so sánh: So sánh các sự vật, sự việc, con người với nhau. Dùng các động từ hình thái như “hơn, thua, bằng, là, ít, thắng….”

Ví dụ: Đội lớp A thắng đội lớp B.

c. Nội động từ

Nội động từ là gì? Nội động từ được hiểu là từ miêu tả hoạt động, trạng thái tâm trạng của một người. Chính xác là động từ đó hướng vào người đang thực hiện hành động hay thể hiện trạng thái cho chính mình. 

Ví dụ: Ngủ, đứng,  nằm…

  • Con mèo ngủ từ trưa đến chiều.  

d. Ngoại động từ

Ngoại động từ là gì? Ngoại động từ là những từ miêu tả hành động, tâm trạng, trạng thái  đến người khác hoặc của người khác.

Ví dụ: 

  • Tôi rất thích con mèo của tôi.
  • Ba mẹ lo lắng cho con

Lưu ý: Có một số động từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, vừa được coi là động từ chỉ trạng thái. Chẳng hạn như: 

  • Ông nội của Nam đã đi về cõi vĩnh hằng rồi! 

=> Từ “đi” trong câu trên được hiểu với nghĩa là đã mất, chết. Đây là từ chuyển nghĩa và được coi là động từ chỉ trạng thái.

  • Con mèo đứng hình khi thấy con chó

=> Từ “đứng” trong câu trên được hiểu là kiểu ngạc nhiên, bất ngờ, đây cũng là động từ chỉ trạng thái.

Các dạng bài tập về động từ

Bài 1: Hãy xác định các động từ trong những câu sau đây.

  1. Tôi làm bài tập về nhà.
  2. Mẹ đi chợ vào buổi sáng sớm.
  3. Chị gái đang quét nhà.
  4. Tôi nhìn thấy con chim trên cành cây cao.
  5. Chim chìa vôi hót trên cây.
  6. Học sinh nô đùa ở sân trường.

Lời giải: 

  1. làm
  2. đi
  3. quét
  4. nhìn
  5. hót
  6. nô đùa

Bài tập 2: Hãy xác định động từ trong các từ đã cho sẵn như sau: Buồn, nói, làm, bông hoa, suy nghĩ, con vẹt, ngôi nhà, ở, đi, đau đớn, bút chì, máy tính, tính toán, mặt trời, bay, tưởng tượng.

Lời giải: Các động từ là:  Buồn, nói, làm, suy nghĩ, ở, đi, đau đớn, tính toán, bay, tưởng tượng.

Bài tập 3: Phân tích cụm động từ trong tiếng việt trong câu dưới đây.

  • Các bạn nhỏ còn đang vui đùa ngoài sân trường

Lời giải: Cụm động từ là “đang vui đùa ngoài sân trường”

  • Phần trước: “còn đang”
  • Phần trung tâm: “vui đùa”
  • Phần sau: “ngoài sân trường”. Giúp bổ ngữ cho động từ

Kết luận: Trên đây là những kiến thức để nhắc lại cho các em hiểu về động từ là cái gì. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích trong việc giải bài tập một cách dễ dàng hơn!