Tính từ là gì? Phân loại, vị trí, chức năng và ví dụ về tính từ

0
228

Tính từ là gì? Đây là một trong những kiến thức được đưa vào giảng dạy trong chương trình tiếng việt lớp 4. Trong một câu nói, câu viết thì sự góp mặt của tính từ sẽ giúp việc diễn đạt câu được trau chuốt, có sắc màu hơn. Để hiểu rõ hơn về tính từ cũng như việc phân loại, vị trí, chức năng và sử dụng sao cho chính xác nhất. Thì hãy cùng chúng tôi đến với một số kiến thức trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu về tính từ

1. Khái niệm

Tính từ là gì? Tính từ được hiểu là những từ có tác dụng miêu tả trạng thái, đặc điểm, tính chất, hình dạng, màu sắc của sự vật, sự việc, con người, động vật, thiên nhiên… Ngoài ra tính từ còn miêu tả cảm xúc, tình cảm của con người và động vật. 

Ví dụ: 

Tính từ chỉ sắc màu: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím… 

Tính từ chỉ cảm xúc: Buồn, vui, lo, bực…

Tính từ chỉ hình dáng: Cao, gầy, béo, tròn..

tính từ là gì

Cụm tính từ là gì? Cụm tính từ là một nhóm tính từ được kết hợp với nhau hoặc là sự kết hợp của tính từ với một số từ ngữ liên quan, để tạo thành các từ có ý nghĩa hơn.

Cấu tạo của một cụm tính từ bao gồm: Phần trước, phần trung tâm, phần sau. Các phần của cụm tính từ sẽ biểu thị quan hệ chặt chẽ với nhau. 

Ví dụ: Cô ấy vẫn còn trẻ như một thiếu nữ

  • Phần trước: vẫn
  • Phần trung tâm: trẻ
  • Phần sau: như một thiếu nữ

2. Vị trí

Đứng sau tính từ là gì? Vị trí của tính từ là thường đứng sau danh từ. Tuy nhiên khi mà tính từ trở thành chủ ngữ thì nó sẽ đứng ở đầu câu. 

Tính từ lớp 4 được học thì phần vị ngữ có thể là động từ, cụm động từ hoặc tính từ, cụm tính từ. Vậy vị tính từ cũng có thể đứng ở vị trí chủ ngữ, vị ngữ, động từ, danh từ, cụm danh từ. 

Lưu ý: Trong một câu cũng có thể sử dụng nhiều hoặc nhiều cụm tính từ cùng một lúc, để diễn đạt ý nói, ý viết. Tuy nhiên cần phải sắp xếp tính từ sao cho hợp lý để câu nói thêm tinh tế hơn. 

Ví dụ: Bạch Tuyết tóc đen như gỗ mun, da trắng như tuyết, môi đỏ như son và càng ngày càng xinh đẹp.

3. Chức năng

Tính từ tiếng việt lớp 4 có rất nhiều chức năng quan trọng để tạo nên sự chau chuốt, hoàn thiện cho câu văn câu nói. Cụ thể một số chức năng chính của tính từ như:

  • Tính từ có thể đóng vai trò chức năng như chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong loại câu đơn.
  • Nhờ có tính từ nên giúp câu văn, câu nói tăng thêm giá trị nghệ thuật, tăng tính gợi cảm, gợi hình hơn.
  • Tính từ khi kết hợp với danh từ, động từ…thì sẽ bổ sung ý nghĩa cho những từ đó về các mặt cảm xúc, tính chất, đặc điểm hoặc mức độ.
  • Tính từ giúp người đọc, người nghe hình dung rõ hơn về tính chất, màu sắc hay hiểu về cảm xúc trong từng câu, từng chữ.

Phân loại tính từ

Sau khi biết thế nào là tính từ thì ta tiếp tục đến với việc phân loại tính từ. Việc phân loại tính từ giúp việc học, làm bài tập được dễ dàng hơn. Tính từ tiếng việt được chia thành 6 loại cơ bản như sau:

1. Tính từ tự thân

Tính từ tự thân là bản thân từ đó đã là một tính từ. Cho dù là tính từ đó đứng một mình thì người đọc, người nghe cũng sẽ biết đó là tính từ, chứ không cần ghép hay kết hợp với các từ khác thì mới hiểu nghĩa. 

Đối với tính từ tự thân thì chúng mô tả rõ bản chất màu sắc, hình dạng, kích thước, mùi hương, mùi vị…của sự vật, hiện tượng, con người, động vật… Trong loại tính từ này còn được chia thành nhiều loại nhỏ hơn. Chẳng hạn:

  • Tính từ chỉ màu sắc: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, trắng, đen….
  • Tính từ chỉ hương vị: Ngọt, cay, đắng, bùi, chua, chát…
  • Tính từ chỉ kích thước: Rộng, dài, thấp, cao, ngắn…
  • Tính từ chỉ hình dáng: Vuông, méo, tròn, béo, gầy…
  • Tính từ chỉ âm thành: Ồn ào, rì rào, lác đác, trầm, bổng, xì xào…
  • Tính từ chỉ phẩm chất: Tốt, xấu, nhút nhát, hà tiện, nhỏ nhen…
  • Tính từ chỉ mức độ: Nhanh, từ từ, chậm, xa, gần, 

phân loại tính từ

2. Tính từ không tự thân

Trái với tính từ tự thân là tính từ không tự thân. Đây thực chất không phải là loại tính từ, mà chúng là danh từ hay động từ hay các loại từ khác sau khi được chuyển loại thì các từ đó sẽ được sử dụng và có chức năng như một tính từ. 

Tính từ không tự thân được hình thành bởi mối quan hệ kết hợp chuyển loại của các từ thuộc nhóm từ loại. Nếu tách chúng ta thì chúng sẽ không còn là tính từ nữa và sẽ có ý nghĩa khác.

Ví dụ: Cô ấy trong bộ quần áo vải xanh công nhân.

=> Cụm từ “vải xanh công nhân” là một tính từ tự thân.

3. Tính từ chỉ đặc điểm

Các tính từ chỉ đặc điểm là những từ dùng để mô tả nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng, động vật, con người. Mà bằng mắt thường có thể quan sát, nhìn thấy những đặc điểm đó.

Ví dụ: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, lớn, bé, to, nhỏ, dài, ngắn…

4. Tính từ chỉ tính chất

Tính từ chỉ tính chất dùng để biểu thị những đặc điểm bên trong sự vật, sự việc, con người, hiện tượng… Loại tính từ này chúng ta phải phân tích, quan sát thì mới hiểu rõ vấn đề. Đối với con người thì được gọi là tính từ chỉ tính cách. Đó là những gì bên trong, bản chất của con người.

Ví dụ: Ngoan ngoãn, lễ phép, cộc cằn, hiền, tệ, xấu xa, lưu manh, tốt…

5. Tính từ chỉ trạng thái

Tính từ chỉ trạng thái là nói về tình trạng của sự vật, sự việc, hiện tượng, con người được tồn tại trong một khoảng thời gian. Ta có thể quan sát, cảm nhận một cách thực tế loại tính từ này.

Ví dụ: Yên tĩnh, ồn ào, dập dìu, dữ dội, ầm ầm, lặng lẽ..

Một số dạng bài tập tính từ Tiếng Việt lớp 4 

Bài 1: Hãy tìm các tính từ trong các câu sau

  1. Lan có chiếc váy màu hồng
  2. Ánh mặt trời rực rỡ
  3. Cô Hoa thật tốt bụng
  4. Dũng rất chăm chỉ làm bài tập

Lời giải:

  1. hồng
  2. rực rỡ
  3. tốt bụng
  4. chăm chỉ

Bài 2: Tìm tính từ trong các câu thơ sau:

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Lời giải: Xanh, bạc phếch, cao

Bài 3: Hãy chỉ ra những từ không phải tính từ trong các từ sau

Đỏ chót, vàng vọt, thấp tịt, mỏng manh, ngoan ngoãn, ngốc nghếch, con mèo, đánh nhau, xinh đẹp, dịu dàng, chạy nhảy, chớp mắt, tím rịm.

Lời giải: con mèo, đánh nhau, chạy nhảy, chớp mắt.

Kết luận: Phía trên đã cho ta biết tính từ là gì lớp 4. Với kiến thức này sẽ hỗ trợ các em làm bài tập một cách dễ dàng và chính xác. Chúc các em học tốt hơn mỗi ngày.