Từ đồng âm là gì? Phân biệt từ đồng nghĩa với nhiều nghĩa

0
382

Trong môn học Tiếng Việt lớp 5, các em học sinh sẽ được học đến khái niệm từ đồng âm và từ đồng nghĩa. Và có rất nhiều bạn đã nhầm lẫn khi nhận diện hai loại từ đồng âm và đồng nghĩa. Để nắm rõ kiến thức về từ đồng âm là gì và từ đồng nghĩa là gì? Chúng ta hãy cùng nhắc lại các định nghĩa và giải một số bài tập liên quan được chia sẻ dưới đây nhé!

I. Từ đồng âm

  1. Khái niệm

Từ đồng âm là gì? Từ đồng âm là những từ được viết giống nhau, cách đọc giống nhau nhưng nghĩa của chúng thì hoàn toàn khác nhau. 

Từ đồng âm là gì

  • Ví dụ từ đồng âm

Ví dụ 1: 

  • Một chiếc bình hoa 
  • Hòa bình thế giới

Từ bình ở mỗi cụm câu trên đều được viết giống nhau và cách phát âm cũng giống nhau, nhưng chúng lại mang nghĩa chẳng giống nhau.

Ví dụ 2: 

  • Con công đang xòe đuôi 
  • Công chúa Bạch Tuyết 
  • Chiếc xe công nông 
  • Nơi công cộng có nhiều người.

Từ công trong các cụm từ trên là từ đồng âm. Vì nó có cách viết, cách phát âm giống nhau, nhưng nghĩ lại hoàn toàn khác nhau. 

2. Phân loại

Về cơ bản thì phía trên đã cho chúng ta biết thế nào là từ đồng âm là gì. Trong tiếng việt thì từ đồng âm được chia làm 2 loại chính như sau:

a. Từ đồng âm từ vựng

Có nghĩa là các từ đồng âm loại này sẽ cùng thuộc một loại từ. Chẳng hạn cùng là tính từ, hoặc cùng là danh từ.

Ví dụ: 

  • Con đường xưa em đi vàng lên mái tóc thề.
  • Cà phê đen không đường không đá.

Với từ “đường” ở cái câu trên là từ đồng âm từ vựng và chúng đều là danh từ.

b. Từ đồng âm từ vựng và ngữ pháp

Là từ đồng âm thuộc loại từ khác nhau. Có thể là danh từ, tính từ, trạng từ, động từ…

Ví dụ:

  • Con lặn lội bờ ao.
  • Em chơi nhảy lò với bạn.

Hai từ “cò” ở câu trên là từ đồng âm. Với từ “cò” trong câu một là danh từ, còn từ “cò” trong câu hai là tính từ. 

II. Từ nhiều nghĩa

  1. Khái niệm

Từ nhiều nghĩa là gì? Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và có một hoặc nhiều nghĩa khác, nó biểu thị cho những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của từ đấy. Thường nghĩa chính thì được gọi là nghĩa đen, còn nghĩa chuyển, nghĩa khác được gọi là nghĩa bóng. Tùy vào hoạt cảnh của câu thì chúng ta sẽ hiểu được nghĩa của từ đang chỉ là gì.

Những ví dụ về từ nhiều nghĩa: 

  • Xuân đã đến rồi gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời.
  • Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê 

Từ “xuân” ở câu thứ nhất là chỉ mùa xuân về, là một mùa trong năm. Còn ở câu thứ 2, từ “xuân” ở đây có nghĩa là tuổi tác, tuổi đẹp nhất của người con gái. 

III. Từ đồng nghĩa

  1. Khái niệm

Từ đồng nghĩa là gì? Những từ đồng nghĩa là những từ có cách viết, cách đọc khác nhau, nhưng lại mang nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 

từ đồng nghĩa là gì

2. Ví dụ về từ đồng nghĩa

  • Bắp – Ngô
  • Lợn – Heo
  • Lạc – Đậu phộng
  • To – lớn
  • Ghi chép – viết lách…. 

Đây là những cặp từ đều có nghĩa giống hoặc gần giống nhau và chúng được gọi là từ đồng nghĩa.

3. Phân loại từ đồng nghĩa

Các từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt được chia làm 2 nhóm cơ bản, cụ thể là:

  • Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn và có thể thay thế nhau trong mọi hoàn cảnh.

Ví dụ: Đất nước – Tổ quốc

  • Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Là từ có nghĩa giống nhau nhưng về mặt sắc thái, biểu cảm hoặc hành động lại không hoàn toàn giống nhau.

Ví dụ: Mất – chết – hi sinh 

IV. Phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và từ đồng nghĩa 

Để phân biệt được từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì các bạn có thể ghi nhớ những điểm chính như sau:

Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa Từ đồng nghĩa
  • Cách viết giống nhau, đọc giống nhau.
  • Có nghĩa hoàn toàn khác nhau
  • Không thể thay thế cho nhau vì chúng luôn mang nghĩa gốc.
  • Nghĩa khác nhau, nhưng không hoàn toàn, vẫn có liên quan nhau về nghĩa.
  • Có thể thay thế trong nghĩa chuyển bằng từ khác.
  • Cách viết khác nhau, cách đọc khác nhau, nhưng nghĩa lại giống hoặc gần giống nhau.
  • Tùy vào hoàn cảnh có thể thay thế các từ đồng nghĩa với nhau.

V. Các dạng bài tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và đồng nghĩa

Để hiểu rõ hơn về khái niệm từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa, hay từ nhiều nghĩa thì chúng ta hãy đến với một số dạng bài tập minh họa dưới đây.

Bài 1: Đặt câu với từ đồng âm là từ “đàn”

Lời giải:

  • Đàn cò bay thẳng cánh (Chỉ một tập thể động vật là đàn cò)
  • Tôi đang đánh đàn

Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt của các từ sau: xanh tươi, ngăn nắp, buồn bã.

Lời giải:

  • Xanh tươi: Xanh rì, xanh mướt, xanh xanh, xanh biếc, xanh thẳm
  • Ngăn nắp: Gọn gàng, sạch sẽ, tinh tươm.
  • Buồn bã: Buồn rầu, buồn lặng, buồn tẻ, chán nản, đau khổ, buồn phiền.

Bài 3: Dưới đây đâu là các cặp từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt?

  1. Ba – Cha
  2. Chăm chỉ – siêng năng 
  3. Cười – nói
  4. Đắng – Ngọt
  5. Vua – Hoàng Đế
  6. Béo – Gầy
  7. Nhanh nhẹn – Chậm chạp

Lời giải: Các cặp từ đồng nghĩa là câu a, b, e.

Bài 4: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm sau:

  1. Đường đi – nước đường – đường đường chính chính
  2. Nhân quả – Quả cam – quả cảm

Lời giải:

  1.  
  • Đường đi: Đường ở đây là con đường
  • Nước đường: Đường ngọt để pha nước
  • Đường đường chính chính: Đàng hoàng không có gì phải giấu giếm

b.

  • Nhân quả: Kết quả phải nhận
  • Quả cam: Một loại trái cây
  • Quả cảm: Dũng cảm, kiên cường

Bài 5: Với từ nhiều nghĩa là từ “ăn”, hãy đặt câu hoàn thiện.

Lời giải:

  • Em bé đang ăn dặm. (Tập ăn uống, ăn thức ăn vào đường miệng)
  • Cô ấy chụp hình rất ăn ảnh. (Chụp hình đẹp)
  • Hôm nay tôi đi ăn cưới. (Đi tiệc đám cưới)

Tổng kết

Với nội dung trên đã ôn tập cho các em về khái niệm từ đồng âm, từ đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa. Các em cần lưu ý phân biệt được các loại từ khác nhau để có thể áp dụng giải các bài tập về từ đồng âm hay đồng nghĩa cho thật chính xác. Chúc các em luôn học tập ngày một tiến bộ hơn!