Nhiều người thường nói tiếng Việt rất khó học, bởi trong một câu có rất nhiều thành phần. Chẳng hạn như thành phần chính, thành phần phụ và có cả thành phần biệt lập. Tuy là vậy nhưng một câu hoàn chỉnh trong tiếng Việt thì phải bao gồm có những thành phần đó. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đi tìm hiểu thành phần biệt lập là gì? Để biết xem chúng có vai trò ý nghĩa gì khi diễn đạt một câu nói nhé!
Tóm tắt
Khái niệm về hành phần biệt lập
Thành phần biệt lập là gì? Thành phần biệt lập là là một từ hay một cụm từ không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa trong câu đó. Hay còn nói cách khác thì thành phần biệt lập là chính là thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu, nó không liên quan và cũng không làm mất nghĩa của 1 câu nói.
Dù nó không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa trong câu nói, nhưng sự có mặt của thành phần biệt lập thì sẽ làm câu nói trở lên đặc biệt, nổi bật, và chau chuốt hơn đến tai người nghe.
Thành phần biệt lập được phân loại thành 4 thành dạng chính. Trong đó có thành phần phụ chú, thành phần gọi đáp, thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
Xem thêm: Từ chỉ trạng thái là gì, phân biệt từ chỉ hoạt động và trang thái
Các thành phần biệt lập cần biết
-
Thành phần phụ chú
- Định nghĩa: Thành phần phụ chú là thành phần dùng để bổ sung các chi tiết cho các thành phần của nội dung chính trong câu.
- Tác dụng: Thành phần phụ chú có tác dụng nhằm giúp diễn đạt nội dung cho người nghe, người đọc dễ hiểu. Đồng thời giải thích thêm câu nói, lời nói mà người nói muốn truyền đạt tới người nghe.
- Cách nhận biết: Để nhận biết thành phần phụ chú trong một câu thì hãy chú ý vì nó có thể là một từ, một cụm từ. Thông thường thành phần phụ chú hay đứng sau dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc tròn hoặc đứng giữa hai dấu phẩy và có thể là đứng giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.
Ví dụ
- Lan Kiều – cô giáo trường Trần Quốc Tuấn, vừa dạt giáo viên dạy giỏi.
Vậy trong câu trên thì “cô giáo trường Trần Quốc Tuấn” là thành phần phụ chú. Nó đứng giữa dấu gạch ngang và dấu phẩy. Thành phần phụ chú này sẽ bổ sung thông tin cho câu về đối tượng là “Lan Kiều”, để mọi người có thể biết được đó là cô giáo trường Trần Quốc.
-
Thành phần gọi đáp
- Định nghĩa: Thành phần hỏi đáp trong câu là để tạo lập ra các mối quan hệ giao tiếp hoặc duy trì mối quan hệ của các chủ thể được nhắc trong câu.
- Tác dụng: Thành phần gọi đáp trong câu có tác dụng duy trì và tạo lập các mối quan hệ giữa các chủ thể trong câu với nhau. Nhằm giúp cuộc trò chuyện được kéo dài trong một khoảng thời gian.
Mặc dù không tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu nhưng có thành phần gọi đáp sẽ giúp người nghe hiểu rõ hơn về câu nói.
- Cách nhận biết: Thông thường các thành phần gọi đáp sẽ đứng ở đầu câu, để thể hiện quan hệ giao tiếp của người nói và người nghe.
Ví dụ
- Quân ơi, cậu lại đây mình nhờ tí việc.
Từ “ơi” ở đây là thành phần gọi đáp, nó được thêm vào để giúp câu nói dễ hiểu hơn và thể hiện rõ việc người nói gọi và người nghe sẽ trả lời.
- Hãy gọi cho tôi mỗi khi cậu buồn nhé
Từ “Hãy” ở đây là thành phần gọi đáp, không có ý nghĩa khi đặt riêng nhưng khi đưa vào câu sẽ trở thành một hành động kêu gọi và tạo cảm xúc cho người nghe.
-
Thành phần tình thái
- Định nghĩa: Trong câu nói, thì thành phần tình thái là thành phần thể hiện cách nhìn nhận sự việc của người nói với vấn đề được đề cập trong câu nói đó như thế nào
- Tác dụng: Nhờ có thành phần tình thái nên câu nói được nhấn mạnh hơn, tuỳ vào mức độ tin cậy của sự vật, hiện tượng trong câu nói.
Có tác dụng để nhìn nhận, đánh giá sự vật, sự việc, nhằm tăng thêm tính truyền cảm, thu hút người nghe.
- Cách nhận biết: Thành phần tình thái thường được sử dụng qua các từ ngữ như: Hình như, có chắc, có lẽ, chắc chắn, chắc hẳn, có vẻ,…Tuỳ vào mức độ tin cậy để sử dụng các từ nghĩ sao cho hợp lý.
Ví dụ
- Hình như, em có điều muốn nói với tôi.
Từ “Hình như” là thành phần tính thái, đang thể hiện dự đoán về việc gì đó có khả năng xảy ra rất cao.
- Có lẽ, tôi đã quá tin tưởng cậu.
Từ “có lẽ” thể hiện mức độ tin cậy và nó là thành phần tình thái trong câu nói này.
-
Thành phần cảm thán
- Định nghĩa: Thành phần cảm thán trong một câu nói là thành phần dùng để bộc lộ tâm lý người nói cho đối phương hiểu được cảm xúc của mình. Tâm lý người nói ở đây chính là vui, buồn, tức giận, tiếc nuối, giận hờn….
- Tác dụng: Thành phần cảm thán trong câu có tác dụng nhấn mạnh cảm xúc, tâm lý của đối tượng sự việc đề cập tới. Nhờ nó nên làm tăng kích tính cho câu nói và độ biểu đạt cho người nghe hiểu.
- Cách nhận biết: Trong một câu có thành phần cảm thán thì câu đó sẽ đi kèm với thực từ. Chẳng hạn như: trời ơi, than ôi, chao ôi, ôi, chà….
Ví dụ
- Than ôi, sao tôi khổ thế này.
Từ “than ôi” là thành phần cảm thán và bộc lộ cảm xúc đau buồn của người nói.
Kết luận
Phía trên chúng tôi đã đưa đến cho các bạn định nghĩa về Thành phần biệt lập là gì và các thành phần biệt lập thường thấy. Hãy lưu ý và phân biệt rõ các thành phần biệt lập và các thành phần chính của câu là như thế nào nhé. Hi vọng các bạn sẽ biết sử dụng các thành phần biệt lập sao cho chính xác để câu nói trở nên ý nghĩa, dễ nghe hơn.