Đại từ là gì? Có mấy loại đại từ, 20 bài tập ví dụ về đại từ

0
615

Đại từ là gì đã được học trong bài đại từ ngữ văn 7 và trước đó cũng được nhắc trước trong kiến thức lớp 5. Trong các bài giảng đã nêu rõ về định nghĩa, phân loại cùng vai trò của đại từ. Đây là kiến thức vô cùng quan trọng trong việc viết văn. Vậy nên trong bài viết này chúng ta sẽ nhắc lại thế nào là đại từ và các bài tập liên quan đến khái niệm này nhé!

Khái niệm đại từ

Đại từ là gì? Đại từ chính là từ ngữ người nói, người viết dùng nó để xưng hô hay thay thế cho tính từ, động từ, danh từ, cụm danh từ, cụm động từ…. 

Mục đích của việc sử dụng các đại từ chính là giúp câu thêm mạch lạc, tránh lặp từ và giúp đa dạng hóa cách viết, cách sử dụng câu trong tiếng Việt. 

Ví dụ về đại từ: Tôi, bạn, mình, ba, mẹ, anh ấy, bác ấy….

đại từ là gì

Trong phần học đại từ lớp 5 thì đại từ sẽ được chia thay 3 loại cơ bản. Trong đó bao gồm đại từ xưng hô, đại từ để hỏi và đại từ thay thế. Để tìm hiểu kỹ hơn các loại đại từ thì chúng ta sẽ đến các phần tiếp theo. 

Phân loại đại từ

Ở chương trình học lớp 5 học về khái niệm đại từ thì có phân chia đại từ như sau:

a. Đại từ xưng hô

Đại từ xưng hô là gì? Đại từ xưng hô hay còn gọi là đại từ nhân xưng. Là từ dùng để chỉ đại diện, ngôi thứ thay thế cho danh từ. 

Ví dụ đại từ xưng hô: Cậu, tớ, tôi, nó…

Đại từ tiếng Việt chỉ xưng hô còn được chia thành 3 ngôi chính, cụ thể là: 

  • Chỉ ngôi thứ nhất (là người đang nói): Tôi, chúng tôi, ta, chúng ta…
  • Chỉ ngôi thứ hai (là người nghe): Cậu, các cậu, các bạn, bạn, cô, các cô…
  • Chỉ ngôi thứ ba (là chỉ người khác không trực tiếp tham gia vào cuộc hội thoại đang nói): Họ, bọn họ, cô ta, anh ta, chúng nó, nó…

Ngoài ra trong tiếng việt còn sử dụng một số danh từ về nghề nghiệp hoặc mối quan hệ gia đình để làm đại từ xưng hô. Chẳng hạn như:

  • Dùng từ chỉ chức vụ nghề nghiệp: Cô giáo, ông giáo, kỹ sư, luật sư…
  • Dùng từ chỉ quan hệ gia đình: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị…

có mấy loại đại từ

b. Đại từ để hỏi

Đại từ để hỏi là gì? Đại từ để hỏi hay còn gọi là đại từ nghi vấn là từ dùng để hỏi về nguyên nhân, lý do, kết quả. Chẳng hạn như hỏi về người, địa điểm, nơi chốn, thời gian, tính chất, sự vật, sự việc…

Khi đặt câu với đại từ để hỏi thì những từ đặt ở đầu câu hoặc cuối câu sẽ thường thấy như từ: Cái gì, sao, vì sao, gì, sao, nào, đâu….

Ví dụ về các đại từ trong tiếng việt dùng để hỏi:

  • Ai là người hái hoa trong vườn? => Từ “ai” là đại từ để hỏi
  • Món cá này ăn thấy như thế nào? => “Thế nào” là đại từ để hỏi.
  • Bao nhiêu tiền một mớ rau? => Đại từ để hỏi là “bao nhiêu”

c. Đại từ thay thế

Có thể hiểu đại từ thay thế là những từ có chức năng thay thế cụm từ trong câu. Nhằm mục đích trách việc lặp lại các cụm từ đó quá nhiều lần, hoặc không muốn nhắc đến vấn đề đó một cách trực tiếp. Trong đại từ thay thế được chia thay 3 loại là: 

  • Đại từ thay thế cho danh từ: Họ, chúng tôi, chúng nó…
  • Đại từ thay thế cho động từ, tính từ: Thứ này, thứ kia, vậy, cho nên..
  • Đại từ thay thế cho số từ: bao, bao nhiêu, mấy…

Khác với ngữ văn 5, trong ngữ văn 7 đại từ sẽ được chia làm 2 loại là đại từ trò và đại từ để hỏi. Trong đó đại từ trỏ là bao gồm đại từ xưng hô và chỉ về các hoạt động, tính chất của sự vật, sự việc, con người. 

Nội dung phần này chúng ta chỉ nhắc tới đại từ là gì trong tiếng Việt. Tuy nhiên khi học tiếng Anh thì bạn sẽ có thấy nhắc đến thêm một số loại nữa. Trong đó có loại đại từ không xác định. Nó cũng tương tự như đại thay thế trong tiếng Việt. Nhưng khác là loại đại từ không xác định là từ không chỉ rõ về một cá nhân, địa điểm, sự vật một cách cụ thể. 

Vai trò và tác dụng của đại từ 

Để nắm rõ hơn đại từ là gì và thế nào là đại từ lớp 7, lớp 5 , thì chúng ta cần biết thêm về vai trò và tác dụng của đại từ trong một câu nói, câu viết. Phân tích sâu hơn thì đại từ sẽ đảm đương các vai trò quan trọng như sau:

  • Khi các loại đại từ trong tiếng Việt có khả năng thay thế cho các loại từ nào thì chúng sẽ giữ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của loại từ đó. Chẳng hạn nếu như đại từ thay thế cho danh từ thì chúng sẽ có vai trò như một danh từ trong câu. Tương tự nó nắm giữ vai trò của động từ, tính từ nếu như nó thay thế các loại từ đó.
  • Đại từ là thành phần chính trong câu, nhằm mục đích thay thế các thành phần khác.
  • Có chức năng trỏ, nhằm điều người người nghe, người đọc hiểu được câu nói câu viết đang nhắc đến vấn đề gì.

Tổng hợp các bài tập ví dụ về đại từ

Để có thể hiểu rõ hơn về đại từ lớp 7, chúng ta hãy cùng tìm hiểu và giải một số dạng bài tập về đại từ tiếng Việt đã được chọn lọc ở dưới đây. 

Bài tập 1: Điền vào chỗ (…) các từ còn thiếu cho đúng khái niệm về đại từ.

Đại từ là những từ dùng để….hay….. danh từ, động từ, tính từ(hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho không lặp các từ ngữ ấy.

Lời giải: Xưng hô – thay thế

Bài tập 2: Có mấy loại đại từ?

Lời giải: Có 3 loại đại từ, bao gồm: 

  • Đại từ nhân xưng
  • Đại từ nghi vấn
  • Đại từ thay thế

Trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 7 đại từ có 2 loại: 

  • Đại từ để trỏ
  • Đại từ để hỏi

Bài tập 3: Hãy đặt câu với đại từ xưng hô “tôi” và “chúng tôi”

Lời giải: 

  • Hôm nay, tôi đi học với niềm vui hân hoan.
  • Chúng tôi nhìn thấy đồng lúa chín vàng.

Bài tập 4: Trong các câu ca dao sau: 

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lèn thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Hãy xác định đại từ và loại đại từ đó là gì?

Lời giải: Đại từ là từ “Ai” và đại từ này là dùng để hỏi.

Bài tập 5: Hãy xác định đại từ trong tiếng Việt của các câu sau?

  1. Con mèo đang chơi với cuộn len, nó cứ chạy qua chạy lại.
  2. Bố ơi! Chúng ta đi đâu thế?
  3. Ai là người đi sau cùng?

Lời giải: a. nó; b. chúng ta; c. ai.

Bài tập 6: Sau khi học đại từ là gì lớp 7, các em hãy cho ví dụ cụ thể về đại từ nhân xưng, đại từ nghi vấn và đại từ trỏ?

Ví dụ:

  • Đại từ nhân xưng: Tôi đang đi trên đường đến trường.
  • Đại từ nghi vấn: Ai đã làm ra chuyện này?
  • Đại từ trỏ: Có bao nhiêu học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa?

Bài tập 7: Trong câu  thơ sau, các từ in đậm là đại từ chỉ ai?

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

  1. Bác Hồ
  2. Ông cụ già
  3. Thầy đồ
  4. Bác hàng xóm

=> Đáp án: a. Bác Hồ

Bài tập 8: Soạn đại từ có mặt trong các câu thơ sau:

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra…

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

Đáp án: khách, em, ai

Bài tập 9: Tìm các đại từ trong câu sau và nói rõ xem các đại từ đó giữ vai trò gì?

  1. Chúng ta đi thăm bạn Lan bị ốm
  2. Ngày mai, ai sẽ là người trực nhật lớp?
  3. Mẹ khen em ngoan ngoãn chăm chỉ biết giúp đỡ công việc nhà.
  4. Ngày ấy trong tôi bừng nắng hạ

Đáp án: 

  1. Chúng ta => Chủ ngữ
  2. Ai => Chủ ngữ
  3. Em => Định ngữ
  4. Tôi => Trạng ngữ

Các dạng bài tập trên bao gồm bài tập về đại từ lớp 5 và bài tập về đại từ tiếng Việt lớp 7. Tất cả đều có đáp án và mang tính chất tham khảo cho các em có thêm những kiến thức hữu ích cho môn ngữ văn của mình.  

Qua đây, hi vọng các em sẽ nắm vững được kiến thức đại từ nghĩa là gì và phân biệt được đại từ có mấy loại. Chúc các em sẽ luôn học tập tốt hơn mỗi ngày!