Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì (tiếng việt 4). Bài tập ví dụ

0
353

Danh từ một trong những thuật ngữ quan trọng trong khi học, nói và viết. Cụ thể là các em sẽ được học danh từ là gì Tiếng Việt lớp 4. Khái niệm này được sử dụng rất nhiều và giúp người đọc, người nghe xác định rõ đối tượng, sự vật, hiện tượng hay mục đích…Để biết rõ hơn về danh từ là gì thì mời các bạn hãy đến với nội dung chính trong bài viết này. 

danh từ là gì tiếng việt lớp 4

Tìm hiểu về danh từ

  1. Khái niệm danh từ

Danh từ là gì? Danh từ là những chỉ con người, chỉ vật, hiện tượng, đơn vị, khái niệm… Danh từ là từ thông dụng, hay sử dụng nhất khi mà học tiếng Việt. Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người thì danh từ sẽ biến đổi, phát triển sao cho phù hợp nhất. Có thể nó sẽ đóng vai trò làm chủ ngữ, vị ngữ, tân ngữ, trạng ngữ…

Ví dụ về danh từ:

  • Danh từ chỉ người: Cha mẹ, ông bà, anh chị, em trai, cô chú…
  • Danh từ chỉ vật: Cái ghế, cái dù, cây chanh, quả cam…

2. Cụm danh từ? Cấu tạo cụm danh từ

Cụm danh từ là gì? Hiểu một cách đơn giản thì cụm danh từ là một cụm từ trong đó danh từ sẽ kết hợp với các từ ngữ khác. Chúng sẽ gắn kết với nhau để tạo thành một cụm từ có ý nghĩa, hoàn chỉnh, đầy đủ. Cấu trúc cụm danh từ sẽ phức tạp hơn so với danh từ. Bao gồm các phần là: 

  • Phần trước: Thường gọi là phụ ngữ trước, giúp bổ nghĩa cho danh từ về ý nghĩa số, lượng.
  • Phần trung tâm: Danh từ chung tâm, nếu đứng riêng thì người đọc, người nghe vẫn hiểu đây là danh từ chỉ gì.
  • Phần sau: Thường được gọi là phụ ngữ sau. Nêu đặc điểm hoặc xác định vị trí của danh từ ở phần trung tâm.

Các phụ từ liên quan đến cụm danh từ sẽ có nhiệm vụ định lượng, bổ trợ ý nghĩa. Ngoài ra chúng cũng thể hiện những đặc điểm mà những gì danh từ đề cập đến.

Ví dụ về cụm danh từ: Gia đình (danh từ) – > Tất cả gia đình thôn buôn (Cụm danh từ)

Kiến thức này không chỉ được học ở lớp 4 mà cụm danh từ lớp 6 cũng được nhắc lại. Mặc dù cấu tạo cụm danh từ có phần phức tạp nhưng vẫn giữ chức năng như một danh từ trong câu. 

Ví dụ cụm danh từ và phân tích các thành phần: Những học sinh lớp 5B

  • Phần trước: Những
  • Phần trung tâm: học sinh
  • Phần sau: lớp 5B

Đứng trước và sau danh từ là gì?

Sau khi biết rõ đặc điểm của danh từ là có thể làm chủ ngữ, tân ngữ, hoặc tân ngữ cho ngoại động từ. Vậy có nghĩa là trong câu vị trí của danh từ cũng có sự khác biệt. Tuy vào chức năng nên sẽ xác định được phía trước sau danh từ là gì. Cụ thể: 

  • Đứng trước danh từ là gì? Nếu như danh từ đứng ở vai trò là tân ngữ cho ngoại động từ thì đứng trước danh từ sẽ là động từ. Còn nếu danh từ đóng vai trò là chủ ngữ thì nó sẽ đứng đầu câu, có thể sẽ có trạng từ chỉ thời gian sẽ đứng trước.
  • Đứng sau danh từ là gì? Sau danh từ có thể là động từ hoặc tính từ nếu danh từ làm chủ ngữ. 
  • Danh từ đi với gì? Danh từ có thể đi với động từ, tính từ, mạo từ…Có thể đứng trước, đứng sau tùy vào vai trò nó đảm nhiệm. Nếu danh từ ở cuối câu làm àm tân ngữ cho ngoại động từ thì thường phía sau không đi với gì nữa. 

Vậy trước hay sau danh từ là loại từ gì thì cần phải biết chức năng của danh từ trong câu là gì. 

Phân loại danh từ

Phần trên đã nêu đầy đủ danh từ là từ chỉ gì cùng vị trí của từ loại này. Ta tiếp tục tìm hiểu về việc phân loại chúng. Trong tiếng Việt, danh từ được chia làm hai nhóm chính là danh từ chung và danh từ riêng lớp 4. 

cách nhận biết danh từ

  1. Danh từ riêng

Danh từ riêng là gì? Danh từ riêng là từ chỉ tên người, tên địa danh, hay một sự vật, sự việc cụ thể nào đó đã xác định. 

Ví dụ:

  • Danh từ riêng chỉ tên người: Yến, Vy, Trang, Bảo, Quỳnh, Nam…
  • Danh từ chỉ  địa danh, địa điểm: Hà Nội, Huế, Phú Quốc, Hà Nam…

Khi tìm hiểu thế nào là danh từ riêng thì mọi người cần lưu ý là các loại danh từ chỉ tên người, lãnh thổ, địa danh…thì phải viết hoa chữ cái đầu tiên. 

Không chỉ trong tiếng Việt mà ở tiếng Anh cũng được phân loại danh từ chung và danh từ riêng là gì và cách phân loại cũng tương tự như vậy.

2. Danh từ chung

Danh từ chung là gì? Khác với danh từ riêng thì danh từ chung là những từ chỉ tên chung, gọi chung cho một loại sự vật, sự việc. Mà chúng ta vẫn có thể xác định được bằng các giác quan.  

Để nhận biết thế nào là danh từ chung, đầu tiên hãy loại bỏ những danh từ riêng ra. Thì còn lại các danh từ trong hệ thống tiếng Việt đều là danh từ chung. Ngoài ra thì danh từ chung còn được chia làm nhiều loại với mỗi đặc điểm riêng. Bao gồm:

a. Danh từ chỉ người

Danh từ chỉ người lớp 4 được học là những từ chỉ chung miêu ta về con người. Mà khi nói hay viết thì người nghe, người đọc sẽ hiểu được về vấn đề gì.

Ví dụ danh từ chỉ người: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác…

b. Danh từ chỉ vật

Danh từ chỉ vật là các từ dùng để gọi chung các sự vật nào đó hoặc từ dùng cho một nhóm hoặc nhiều nhóm nhỏ. 

Ví dụ danh từ chỉ vật: Bút, quần, áo, sông, suối, nhà, cửa,…

c. Danh từ chỉ hiện tượng

Thế nào là danh từ chỉ hiện tượng? Có thể hiểu loại từ này là từ chỉ hiện tượng do con người, thiên nhiên tạo ra trong môi trường không gian. Hoặc là hiện tượng của đời sống xã hội con người.

Ví dụ về các loại danh từ chỉ hiện tượng:

  • Sấm, chớp, mưa, nắng, gió, bão…: Là hiện tượng tự nhiên
  • Giàu, nghèo, hòa bình, chiến tranh, độc lập…: Hiện tượng xã hội.

d. Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chỉ đơn vị là gì? Là từ chỉ sự vật có thể xác định được số lượng, trọng lượng, kích cỡ. Chẳng hạn như:

  • Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Cái, con, miếng, nắm, lần…
  • Danh từ chỉ đơn vị để xác định trọng lượng, kích thước, thể tích: Tấn, tạ, yến, mét, mét khối…
  • Danh từ chỉ đơn vị thời gian: Ngày, tháng, năm, giờ, giây, phút…
  • Danh từ chỉ đơn vị ước lượng: Nhóm, bó, đàn, tổ, đội…
  • Danh từ chỉ đơn vị tổ chức: Làng, buôn, xã, phường, thị trấn…

e. Danh từ chỉ khái niệm

Danh từ chỉ khái niệm là gì? Hay còn gọi là danh từ trừu tượng. Đây là dạng từ mô tả những khái niệm mang tính trừu tượng, chỉ tồn tại trong ý thức của con người. Cách nhận biết danh từ chỉ khái niệm là chúng không có hình thù, không xác định nên không cảm nhận bằng các giác quan. Tức là không cầm nắm, sờ hay nhìn thấy. 

Ví dụ danh từ chỉ khái niệm: Tình yêu, ý thức, lối sống, phương châm, hạnh phúc, cuộc sống, thói quen…

Chức năng của danh từ

Sau khi nắm rõ phân loại danh từ chung danh từ riêng là gì thì tiếp theo các bạn sẽ tìm hiểu một số chức năng của danh từ. Cụ thể danh đảm nhiệm một số nhiệm vụ chức năng như sau: 

  • Trong câu thì danh từ có thể đảm nhiệm chức năng như một chủ ngữ hoặc vị ngữ. Một số trường hợp có thể là tân ngữ hoặc ngoại động từ.
  • Danh từ sau khi kết hợp với các từ chỉ số lượng phía trước hoặc các từ ngữ khác để trở thành một cụm danh từ.
  • Danh từ còn có chức năng xác định vị trí, thời gian, không gian của một hoặc nhiều đối tượng.

Lưu ý: 

Có rất nhiều người thắc mắc rằng danh từ trong tiếng Việt có được phân chia thành danh từ đếm được và không đếm được như trong Tiếng Anh hay không? Thế nào là danh từ đếm được và danh từ không đếm được.

Có nhiều người cho rằng trong danh từ lớp 4 sẽ không có sự phân biệt giữa đếm được hay không đếm được. Sự phân loại này chỉ có trong ngôn ngữ Châu Âu. Thực tế thì khái niệm danh từ đã được nghiên cứu và chia ra các phân loại như trên. Để người học sẽ dễ hiểu hơn so với cách chia theo kiểu đếm được và không đếm được. 

Về mặt ngữ nghĩa thì các danh từ tiếng Việt chỉ vật chất như nước, không khí, lửa…hay nghĩa trừu tượng như độc lập, tự do…thì có thể hiểu đây là danh từ không đếm được. Còn các danh từ như con người, cái ghế thì là danh từ đếm được. Nhưng trong các trường hợp viết là con cái, bàn ghế thì lại là danh từ không đếm được. 

Tổng kết: Nội dung bài viết đã đề cập đến danh từ là gì và thế nào là cụm danh từ. Phụ huynh cùng các em nhỏ cần nắm vững khái niệm về danh từ cùng cách phân loại chúng sao cho đúng nhất. Để nắm vững hơn về định nghĩa danh từ thì các em hãy cùng chúng tôi tham khảo một số bài tập dưới đây. 

danh từ là gì cho ví dụ

Bài tập về cụm danh từ, danh từ có đáp án

Bài 1: Hãy nêu 10 danh từ chỉ người?

Đáp án: Ông ngoại, học sinh, cậu, mợ, dì, chị, anh trai, em trai, cô giáo, chú.

Bài 2: Tìm 3 danh từ chỉ người và đặt câu với chúng.

Đáp án: Cô ấy, Lan, ông nội.

  • Cô ấy có dáng người mảnh mai
  • Lan học rất giỏi.
  • Ông nội có mái tóc bạc phơ.

Bài 3: Hãy xác định cụm danh từ trong câu sau đây:

  1. Các con gà kia đang ăn thóc
  2. Tất cả những bông hoa này đều màu đỏ

Đáp án: 

  1. Cụm danh từ là: Các con gà kia

Mô hình cụm danh từ là: 

  • Phần trước: Các
  • Phần trung tâm: con gà
  • Phần sau: kia

b. Cụm danh từ là: Tất cả những bông hoa này

  • Phần trước: Tất cả những
  • Phần trung tâm: bông hoa
  • Phần sau: này

Bài 4: Hãy tìm 5 danh từ chỉ người trong bài thơ sau:

Cháu đi mẫu giáo

Tuổi cháu lên ba

Lời cô dạy cháu

Cháu nhắc cả nhà

Nhắc mẹ nhắc ba

Khi ăn không nói

Đưa tăm cho ngoại

Phải cầm hai tay!

Đáp án: 5 danh từ chỉ người là: Cháu, ba, cô, mẹ, ngoại

Bài 5: Đặt câu có cụm danh từ làm chủ ngữ và phân tích cấu tạo của cụm danh từ trong câu.

Đáp án: Những cánh đồng hoa lavender màu tím trải dài khắp vùng trời bình yên.

Mô hình cấu tạo cụm danh từ: Những cánh đồng hoa lavender màu tím

  • Phần trước: Những cánh đồng
  • Phần trung tâm: hoa lavender
  • Phần sau: màu tím

Bài 6: Hãy cho ví dụ và đặt câu với danh từ riêng và danh từ chung chỉ người.

Ví dụ:

  • Danh từ riêng chỉ người: Bác Hồ

Đặt câu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.

  • Danh từ chung chỉ người: Giáo viên

Đặt câu: Giáo viên đến lớp dạy các em học sinh

Bài 7: Xác định danh từ trong câu sau

  1. Hùng đến trường lúc 7h sáng
  2. Bầu trời xanh đang chuyển dần sang màu tím 
  3. Gió thổi rì rào qua từng kẽ lá.
  4. Buổi sáng, mẹ đi chợ mua đồ về nấu cơm.
  5. Trong nhà, con mèo đang chơi với cuộn len.

Đáp án: a. Hùng; b. Bầu trời xanh; c. Gió; d. Mẹ; e. con mèo.

Bài 8: Đặt câu với danh từ sau: cuộc sống, hoa hồng, độc lập, thị trấn

Đáp án:

  • Cuộc sống này thật ngọt ngào.
  • Hoa hồng nở rộ bốn mùa.
  • Độc lập là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm
  • Thị trấn có rất nhiều người

Bài 9: Đặt câu có từ của là danh từ.

Đáp án: 

Của cải không cánh mà bay.

Tôi đã mất hết của cải vì chơi cờ bạc.

Sau này, của cải được để lại cho con cháu.